Hướng dẫn kích lửa cho chim chào mào và giữ lửa tốt nhất

Bạn là một người yêu chim chào mào, và đam mê thích mang những chú chào mào đi thi đấu thì không nên bỏ qua bài viết sau

Trong tự nhiên, chim chào mào có lửa vì hai lí do. Thứ nhất là bản năng bảo vệ lãnh thổ. Chào mào là loài chim có tính lãnh thổ rất cao, thường có những đối thủ xâm phạm vào lãnh thổ của nó thì nó phải chiến đấu hết mình để bảo vệ. Và lí do thứ hai là bảo vệ nòi giống, nó phải chiến đấu với những con chim Chào mào trống khác để dành chim mái, đảm bảo cho sự duy trì nòi giống.

1, Nguyên nhân chào mào yếu lửa

Thời điểm thay lông

– Thời điểm chim thay lông sẽ bị tụt lửa. Trong quá trình thay lông thể trạng chim rất yếu. Toàn bộ chất dinh dưỡng sẽ dồn về nuôi bộ lông mới. Bản thân con chim cũng hiểu lúc thay lông thì lông lá sẽ rất yếu và nếu đấu đá thì lông sẽ hư hết nên nó rất hạn chế va chạm.

Đổi cám đột ngột

– Do đổi cám cho chim chào mào cũng dễ khiến cho con chim bị mất lửa. Trong cám cũ của chim có những hợp chất và hương vị chim đã quen rồi bây giờ thay cám mới chim thấy mùi vị lạ, khẩu vị không phù hợp chim sẽ ăn ít hơn. Và khi chim ăn ít đi sẽ không có thể lực và tự nhiên sẽ bị tụt lửa. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại cám có thành phần kích lửa ảo cho chim và đến khi thay đổi cám, chim sẽ bị mất nguồn cung cấp lửa ảo đó dẫn đến việc chim bị mất lửa.

Mua chim qua mạng

– Trường hợp nữa là khi mua chim qua mạng, phải vận chuyển 1 quãng đường xa. Việc thay đổi thời tiết, khí hậu và phần do đi xe rung lắc nhiều thì con chim cũng bị ảnh hưởng 1 phần nào.
Lí do mà ít người quan tâm nhất là do những bệnh lí về đường ruột. Chim Chào mào rất nhạy cảm về dường ăn uống, dễ bị giun sán. Nguyên nhân là do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là khi ăn cào cào có chứa loại giun sán khi chim ăn vào sẽ trực tiếp gây bệnh cho chim, dần dần chim sẽ mất lửa và nghiêm trọng hơn là chim có thể chết.

Thức ăn dư không tốt

– Khi cho chim ăn mà cám không hợp với chim hoặc cho ăn hoa quả còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ khiến chim đi phân lỏng và khéo dài trong một thời gian chim sẽ không có lực, sẽ mất lực và bị xù lông, bị nặng hơn là sẽ chết.

Chim bị trúng gió

Lí do tiếp theo bị trúng gió. Những ngày thời tiết khắc nghiệt, thay đổi đột ngột thì phải nhớ trùm chim cẩn thận nếu không chim bị trúng gió, nhẹ thì mất lửa, nặng hơn thì mất giọng, nặng hơn nữa là xù lông và chết.

2, Dấu hiệu chào mào bị yếu lửa

Cách nhận biết một chú chào mào có lửa nhưng còn thiếu lực? Theo pet47.net, khi thấy chim hót, đá được tầm 30 phút thì bắt đầu thấy con chim sang cầu chậm lại và chỉ đứng sổ bổng. Mặc dù mào vẫn dựng và sổ bổng gần như thái độ không sợ con nào cả nhưng thấy chim ít sang cầu lại thì biết ngay con chim đang thiếu lực thì nên tập lực cho chim.

Còn khi ra giàn chơi một hồi chim bỏ đấu hoàn toàn, về một góc lồng hoặc xù lông hoặc xỉa lông, tắm cạn thì chú ý đó là con chim thiếu lửa chứ không phải thiếu lực.

3. Cách kích lửa chim Chào mào?

Những cách chăm sóc kích lửa cho chim chào mào

Chăm sóc giấc ngủ cho chim Chào Mào

Chim Chào mào phải đảm bảo có giấc ngủ như trong tự nhiên thì con chim mới có lửa được. Trong tự nhiên chào mào ngủ trước khi tắt mặt trời vì thế cố gắng tạo một giấc ngủ thật tự nhiên cho chim. Chùm áo lồng trước khi tắt mặt trời, trùm kín, treo ở chỗ yên tĩnh, tối hoàn toàn và không để cho những con như chuột, mèo, thằn lằn… quấy phá con chim.

Chế độ tắm cho chim Chào Mào

Chế độ tắm táp: tắm nắng sẽ giúp con chim ôm lông và lông mướt, loại bỏ những vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh cho chim.

Tắm nước sẽ làm chim sạch sẽ, lông lá suôn mượt, tắm cũng là cách loại bỏ bụi bẩn và những con vi sinh vật bám trên lông. (tắm sau 12 giờ trưa).

Tập lực cho chim Chào Mào

Tập lực cho chim: Áp dụng vói nhữn người chơi chim chuyên nghiệp, cho chim đi thi đấu. Khi chim thay lông xong, con chim thường rất mập, lông lá xù, vẫn chưa thể ôm lông được thì phải tập lực.

Một ngày tập khoảng 30 phút đến 1 tiếng, một tuần chỉ cần tập từ 3-5 ngày là đủ.

Lưu ý: Tập lực cho chim thì chú ý để lồng lực ở những nơi có ánh sáng và không để mèo, chuột… có thể tấn công con chim được. Thời điểm tốt nhất là trong khoảng từ 9 giờ đến 11 giờ trưa. Vừa phơi nắng để chim nóng lên, để chim bay nhảy thoải mái trong lồng rồi cho máng nước vào trong để chim tắm. Chim sẽ vừa tập lực vừa bay nhảy vừa tắm trong đó.

4, Cách giữ lửa cho chim chào mào

Sau khi có chế độ ngủ, chế độ ăn và tắm nắng, tắm nước hợp lí, con chim về cơ bản đã có lửa và việc tập lực sẽ khiến cho nó có lực và thi đấu trên giàn bền bỉ hơn. Vậy khi con chim đã có lửa và có lực rồi thì dợt chim như thế nào là hợp lí?

Dợt chim để kích thích con chim lên lửa, để chim có sự hăng say chiến đấu chứ không phải dợt chim để chim bã ra. Tại vì khi chim vừa xong lông thể trạng rất yếu nên thời điểm này mang ra ngoài giàn, cho dù chim có mùa hay là chim bổi mới vừa xong lông thì đều như nhau.

Mang ra giàn, máng ngoài biên và để ý thái độ của chim từ từ. Tốt nhất là 1 tuần nên đi 1 lần là đủ. Nên để ngoài biên rồi từ từ sẽ thấy bên ngoài biên có rất nhiều cấp độ chim mạnh, yếu khác nhau, chọn con chím ngang tầm với con chim của bạn để kẹp vào và chơi từ từ, thời gian chơi không nên quá nhiều, 30 phút đổ lại là ổn và đem chim về nghỉ ngơi mục đích nhằm kích thích sự hăng say chiến đấu của nó lên.

Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn chăm sóc chú chào mào cưng của mình có một phong độ sung mãn nhất để đến với những giàn đấu. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm bài viết: chọn chào mào hót đấu hay khỏe

Bài viết mới

Leave a Comment