Hướng dẫn cách chọn lồng chim Chào mào

Chim chào mào hiện này là một loại được rất nhiều anh em yêu thích và chọn nuôi, chúng không chỉ được nuôi làm cảnh mà còn được nuôi để thi đấu, nuôi sinh sản công nghiệp… Vậy chọn lồng chim chào mào như thế nào, cách bố trí lồng ra sao, hẳn người mới chơi còn chưa rành, chưa quen. Khi bạn biết cách chọn lồng chim cũng như cách bày trí lồng chim thì những chú chim của bạn sẽ khỏe khoắn, lông đẹp và hót hay hơn rất nhiều. Hãy cùng pet47.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Hướng dẫn cách chọn lồng chim Chào mào

Tùy theo sở thích mỗi người xài lồng tròn hay lồng vuông cho chim cảnh. Nhưng lồng chim Chào mào cần phải đủ rộng để chim bay nhảy, giúp chim tránh bị yếu khi sống trong lồng nhỏ thời gian dài.

Chọn lồng chim Chào mào

Chọn lồng cho chim chào mào cũng không quá khó khăn, vì chúng không hề khó “tính” chút nào. Với những chú chim siêng chuyền cầu hoặc chạy cầu thì bạn nên sắm một chiếc lồng tròn và sử dụng cầu ngang. Còn đối với chú chim chào mào lười chuyền cầu nhưng rất thích bung cánh thì có thể chọn cho chúng chiếc lồng tròn kiểu bán nguyệt hoặc lồng vuông.

Đối với lồng tròn: có nhiều kích cỡ và nếu chọn lồng này thì bạn nên chọn loại 64 hoặc 68 nan giúp đủ không gian chim bay nhảy và bố trí cóng thức ăn và cóng nước Anh em nên chọn lồng có không gian rộng và bố trí cầu dễ dàng cho chim di chuyển.

Đối với lồng vuông: thì nên chọn loại lồng 17 nan là hợp lý nhất.

Có người hỏi nên nuôi chào mào bằng lồng chim vuông hay tròn. Mình xin trả lời là tùy theo sở thích của mỗi người và cách chơi của chú chim.

Cách bố trí cầu cho lồng chim Chào mào:

Anh em nên chọn loại cầu có đường kính khoảng 1 cm. Không chọn loại to hơn, hoặc nhỏ hơn. Chọn loại nhỏ làm cho chim bám không hết cầu và một thời gian móng sẽ dài ra nhanh và lúc chim bay nhảy sẽ khó khăn, xui thì dính vào nan lồng hoặc áo lồng làm gãy móng, mất móng. Còn chọn cầu to thì làm cho chim bám không hết cầu chim sẽ ra móng chào mào bị cong, vẹo và cầu bằng gốc, cành, rễ cây cũng làm móng chim ra không đều. Cầu thì có loại cầu ngang, cầu bán nguyệt, cầu uốn lượn.

Đặt cầu ngang chính phía dưới, nên đặt ở giữa lồng để bố trí thêm 2 cầu phía trên. Cầu ngang chính này cần cách đáy lồng khoảng 10 cm, để cho đuôi chim không đụng đáy và dính phân.

Với 2 cầu ngang phía trên đặt 1 cái phía trên 1 cái dưới 2 cầu đó cách nhau khoảng 3 -5 cm là được. Đặt 2 cầu ngang cầu chú ý cách với thành lồng 10 – 15 cm để chim bay nhảy, chuyền cầu không bị chạm lông đuôi vào thành lồng. Và 2 nan này phải đặt sao cho khi chim đứng thẳng thì đầu chim phải cách đỉnh lồng 5 cm, để tránh chim bị đụng mào vào đỉnh lồng và cảm giác khó chịu.

Cách bố trí cóng, móc thức ăn trong lồng chim Chào mào:

Nên đặt cóng thức ăn cao hơn cầu khoảng 2 – 3 cm. Bố trí cóng nước ở phía dưới, thức ăn ở cầu phía trên, không nên đặt gần nhau để chim di chuyển thường xuyên giúp chim khỏe mạnh và tránh bị mập. Nếu chim có tật tắm trong cóng thì có thể dùng ống nước tự động vòi nhỏ

Các loại lồng cho chào mào hiện nay

Việc lựa chọn một chiếc lồng đẹp đòi hỏi người mua có túi tiền rủng rỉnh. Nếu bạn là một người có điều kiện thì có thể chọn những chiếc lồng được thiết kế tinh xảo, điệu nghệ. Vì thị trường chơi chim ngày nay đang rất phát triển nên có rất nhiều loại lồng cho bạn lựa chọn. Dưới đây mình sẽ giới thiệu một số loại lồng chim phổ biến hiện nay như:

Lồng chào mào khảm đám

– Lồng chào mào phom thái

– Lồng chào mào không trụ

– Lồng chào mào thái

– Lồng chào mào trắc đỏ

– Lồng chào mào báng

– Lồng chào mào đục dơi

– Lồng chào mào độ xương

Xem thêm: MẸO CHỌN CHÀO MÀO HÓT ĐẤU CHUẨN

Bài viết mới

Leave a Comment