Phương pháp và kỹ năng huấn luyện chó cơ bản

Phương pháp và kỹ năng huấn luyện chó cơ bản. Để chú chó của mình ngoan ngoãn, biết nghe lời và thân thiện thì bạn cần phải có những phương pháp và kỹ năng để huấn luyện.

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn những phương pháp, kỹ năng huấn luyện chó cơ bản nhất từ cách thiết lập mối quan hệ, những phương pháp huấn luyện cơ bản cùng với những sai lầm nên tránh trong quá trình huấn luyện.

Hãy đến với bài viết ngay bây giờ nào.

Phương pháp thiết lập mối quan hệ với chó

Quá trình đặt quan hệ đúng đắn của người huấn luyện viên với con chó của mình phụ thuộc nhiều vào cách tiếp xúc với chó lần đầu tiên, nghĩa là phụ thuộc vào cách làm quen đầu tiên.

Vì vậy phải mạnh dạn nhưng cũng phải rất thận trọng đối phó với tất cả với những bất trắc về tính nết của chó. Nên tránh mơn trớn quá mức và đối xử quá thô bạo với chó.

Phương pháp tạo dựng mối quan hệ với chó

Phương pháp thứ nhất: Khi tiếp xúc với chó, nên gọi ngay tên riêng của nó và cho mồi.

Nếu chó nhận mồi ngay là biểu hiện của quan hệ đáng tin tưởng, nên vuốt ve nó và sau đó dắt đi dạo chơi, có dây dắt. Tốt nhất là tiếp xúc với chó lúc không có chủ của nó, là người mà nó đã quen sẵn.

Phương pháp thứ hai: Chủ đưa chó đi dạo chơi, trong khi đó người dạy nó đi đến từ phía sau lừa cầm lấy dây dắt không để cho chó biết (nếu chó dữ phải đeo rọ mõm) và tiếp tục cho chó đi dạo chơi, còn chủ chó lừa bỏ trốn đi.

Khi cho chó đi dạo chơi không rút ngắn cự li giữ người với chóh (giữ nguyên khoảng cách dây dắt). Người dạy đột nhiên gọi tên riêng của chó và cho mồi. Đối với chó dữ phải có cách tiếp xúc khác.

Cho chó ăn thường xuyên là phương pháp tốt nhất để khi phục nó. Chỉ khi nào chó tỏ ra có quan hệ tin thưởng mới mạnh dạn cầm lấy dây dắt và đưa chó đi dạo chơi.

Xây dựng một mối quan hệ tốt với chó từ lần tiếp xúc đầu tiên

Như vậy, người dạy chó bắt đầu có quan hệ với chó từ sự tiếp xúc ban đầu với nó. Do có quan hệ đúng giữa huấn luyện viên với chó, vần phải thực hiện dùng các điều kiện sau đây:

– Tự mình cho chó ăn, không để người khác cho chó ăn.

– Thường xuyên cho chó đi dạo chơi.

– Chăm sóc chó một cách đúng mức.

– Ngay từ lúc mới bắt đầu dạy chó phải làm đúng những động tác dạy chó phản xạ có điều kiện.

Sự quyến luyến của chó với người dạy mới được tăng lên dần trong quá trình chăm sóc, nuôi nấng và rèn luyện thường xuyên và giảm dần những dị nghị và sợ sệt đối với người mới này.

Quan hệ bước đầu chưa đủ tin tưởng nhau chắc chắn, sau này tiếp tục củng cố quan hệ trong quá trình luyện tập, chủ yếu là trong quá trình luyện tập đặc biệt (khi phát triển tính hung dữ), dạy chó tìm dấu vết …

Dấu hiệu cho thấy bạn và chú chó của mình đang có quan hệ tốt

Những dấu hiệu sau đây là những chỉ tiêu điển hình của quan hệ tốt giữa người dạy với chó:

– Khi người dạy chó đến gần chuồng, chó nhẩy cẫng lên, hai chân trước bám lấy lưới sắt, kêu rít lên.

– Sau khi người dạy chó đi khỏi, chó nhìn theo, nhảy cẫng lên bám sát lưới sắt, kêu rít lên, nghĩa là muốn đi theo người.

– Khi người dạy chó giấu vật gì đó rồi ra lệnh, chó chạy ngay đến nơi đó và tiếp xúc với nó.

Dấu hiệu cho thấy bạn và chú chó của mình có một mối quan hệ tốt

Có thể có những thiếu sót sau:

– Đối xử thô bạo, không kiềm chế đối với chó (giật mạnh dây dắt, không biết cách dùng roi, cách dùng tiếng đúng lúc), gây cho chó có phản ứng tự vệ thụ động và tích cực.

– Làm mất quan hệ gần gũi với chó, năng đi chơi không đúng lúc … sẽ làm cho chó không phục tùng người huấn luyện nó nữa.

– Đối xử nhút nhát, sợ sệt và không kiên quyết với chó, sẽ làm cho chó không tin tưởng và không thận trọng.

Phương pháp huấn luyện chó trong trạng thái tự do

Trong thời gian huấn luyện và khi sử dụng chó làm nghiệp vụ, cần phải cho chó nghỉ ngơi một cách đều đặn, cho chó dạo chơi tự do…

Vì vậy, cần phải huấn luyện cho chó chuyển sang trạng thái tự do theo mệnh lệnh hoặc theo cử chỉ của người huấn luyện từ hoàn cảnh bất kỳ nào đó.

Huấn luyện chó trong trạng thái tự do

Những kích thích có điều kiện mệnh lệnh “đi dạo chơi” và cử chỉ vung tay phải từ dưới lên ngang tầm vai về phía chó đi.

Những kích thích không có điều kiện là những kích thích xảy ra bên trong cơ thể của chó (như mệt mỏi hệ thần kinh và hệ cơ bắp, tràn tức bọng đái và trực tràng …) gây phản xạ “tự do” phức tạp không điều kiện.

Huấn luyện cho chó chuyển sang trạng thái tự do được bắt đầu ngày từ những ngày đầu tiếp xúc với chó.

Phương pháp và kỹ năng huấn luyện chó cơ bản

Những phản xạ có điều kiện đối với mệnh lệnh và cử chỉ được rèn luyện song song. Những bài tập ban đầu được thực hiện trong điều kiện dễ dàng hơn.

Huấn luyện dây mắc dắt dài vào vòng cổ đeo cổ của chó, ra lệnh “đi dạo chơi” bằng giọng tán đồng, đồng thời 118 vung tay phải chỉ về hướng chó đi đến.

Cần có những phương pháp và kỹ năng trong việc huấn luyện chó

Khi đi chơi với chó, chạy khoảng 5 – 10 m, gọi tên riêng của chó và nhắc lại mệnh lệnh “đi dạo chơi”. Động tác của huấn luyện viên phải khoẻ.

Bước những bước ngắn, phải tạo cho chó có khả năng đi dạo thoải mái bằng dây dắt dài, sau đó gọi chó, vuốt ve, cho mồi và tập lại bài tập. Khi tập ở trạng thái tự do, cần phải chú ý những thời điểm sau đây:

– Trong khi đi dạo chơi, chó phải thực sự ở trạng thái tự do, vì vậy không để vòng đeo cổ trên mình chó, trừ những trường hợp bất đắc dĩ, vì nó sẽ làm hạn chế sự vận động của chó.

– Không được ra lệnh bằng những tiếng thét lớn và ngắt quãng giọng không cần thiết

– Thời kỳ mới đi dạo chơi, phải dùng dây dắt dài, và khi đó sẽ tập cho chó thói quen tiếp xúc với người huấn luyện nó và thói quen ngừng những động tác không cần thiết theo mệnh lệnh “phun”, có thể chuyển sang dạo chơi không cần dây dắt.

– Khi đi dạo chơi, chó phải luôn luôn trong phạm vi tầm quan sát của người huấn luyện nó.

Khi được lệnh “đi dạo chơi” và theo cử chỉ của người huấn luyện, chó nhanh chóng chuyển sang trạng thái tự do và phải chuyển sang bài tập phức tạp hơn.

Nếu trong thời gian đầu cho chó đi dạo chơi luôn thì sau đó, thời gian giữa những lần đi dạo chơi phải được tăng dần để tập cho chó quen làm việc căng thẳng lâu không nghỉ.

Cần phải cho chó thực hành ở trạng thái tự do theo mệnh lệnh riêng, và theo cử chỉ riêng tuỳ theo mức độ lĩnh hội được thói quen đó. Chuyển chó sang trại thái tự do từ những hoàn cảnh khác nhau.

Phương pháp nào huấn luyện chó hiệu quả

Mục đích của thời kỳ luyện tập cuối cùng là luyện cho chó ở trạng thái tự do trong điều kiện môi trường xung quanh phức tạp. Để thực hiện được mục tiêu này, cho chó dạo chơi tiến dần đến những kích thích làm lạc hướng.

Khi tiếp cận với những kích thích nhằm lạc hướng cần phải tính đến những đặc điểm của chó. Cần phải hết sức thận trọng cho chó có phản ứng mạnh khi đến gần các kích thích đó.

Trong trường hợp này phải thu dây dắt ngắn lại để chó không ở cách xa người huấn luyện nó. Song song với việc huấn luyện chó có thái độ thờ ơ với những kích thích làm lạc hướng, phải cho chó đi dạo chơi không cần dây dài.

Khi phát lệnh “đi dạo chơi”, hoặc theo cử chỉ của người dạy, chó nhanh chóng chuyển sang trạng thái tự do trong những điều kiện bất kỹ của môi trường xung quanh và không đi cách xa người dạy chó quá 30m, như vậy có thể coi là chó đã có thói quen thành thục.

Những sai lầm cần tránh trong quá trình huấn luyện chó

Những sai lầm nào thường gặp trong quá trình huấn luyện chó

-Thả cho chó ở trạng thái tự do khi đeo vòng cổ quá chật (đeo vòng chật làm cho chó hồi hộp không để cho chó thở tự do).

-Trong khi đi dạo chơi, giật dây không cần thiết.

-Giọng ra lệnh rất to.

Bài viết mới

Leave a Comment