Nội dung bài viết
- 1 Nguồn gốc lịch sử phốc sóc
- 2 Lịch sử chó Phốc Sóc tại Việt Nam
- 3 Đặc điểm ngoại hình của chó Phốc Sóc thuần chủng
- 4 Đặc điểm tính cách của chó Phốc Sóc
- 5 Môi trường sống của giống chó Phốc Sóc
- 6 Chó Phốc Sóc có dễ nuôi không?
- 7 Chó phốc sóc ăn gì?
- 8 Cách chăm sóc chó Phốc Sóc hiệu quả
- 9 Huấn luyện chó Phốc Sóc
- 10 Các bệnh chó Phốc Sóc hay gặp phải. Nguyên nhân và cách phòng tránh
- 11 Các bệnh khác ít gặp hơn ở chó Phốc Sóc
Nguồn gốc lịch sử phốc sóc
Chó phốc sóc pomeranian là loài chó sở hữu khuôn mặt dễ thương có nguồn gốc từ châu âu. Tên của chúng bắt nguồn từ địa danh pomeranian, trước là vùng trung âu, ngày nay là miền tây bắc ba lan và đông bắc cực.
Chúng có tổ tiên rất gần với các giống chó tuyết như Alaska, Samoyed và Husky . Phốc Sóc ban đầu chủ yếu được người Đức sử dụng như một giống chó chăn gia súc.
Tổ tiên của Phốc Sóc bắt nguồn từ loài Spitz cổ xưa. Spitz phân hóa thành loài Pomeranian vào khoảng giữa thế kỷ 16. Tên gọi chính thức của các bé Phốc Sóc được đặt theo nơi chúng sinh ra đó là tỉnh Pomeranian thuộc Cộng hòa liên bang Đức.
Lịch sử chó Phốc Sóc tại Việt Nam
Giống chó Pomeranian (Phốc Sóc) đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, họ có mang theo những bé Pomeranian để làm thú cưng. Ngay sau đó, giống cảnh khuyển này trở lên nổi tiếng trong giới quý tộc và quan chức Việt Nam.
Đặc điểm ngoại hình của chó Phốc Sóc thuần chủng
Chó Phốc Sóc thuần chủng có khuôn mặt khá giống loài cáo nên người ta mới gọi chúng là Fox Dog. Mắt của Pom hình quả hạnh, to tròn, hơi lồi và xếch lên một chút. Màu mắt của chúng đa phần là màu đen và nâu.
Phần viền mõm và mũi của chúng có màu đen sậm. Phốc Sóc có tai hình tam giác nhỏ, cân đối so với khuôn mặt. Tai chúng luôn dựng thẳng đứng nên thính giác của chúng rất tốt. Phần đuôi của Pom khá dài và uốn cong trên lưng. Lông đuôi dài và bông xù.
Bộ lông dày và dài một em Phốc Sóc thuần chủng thường có màu lông là màu kem, trắng, đỏ, nâu, đen, vàng hoặc sự kết hợp giữa 2 màu vàng và trắng, cam và vàng. Lông của chúng bao giờ cũng có 2 lớp và phần lông ở vùng cổ dài hơn lông trên người.
Chó Phốc sóc mặt gấu chưa chắc là thuần chủng
Dấu hiệu đầu tiên mà các con sen cần chú ý giữa Phốc Sóc thuần chủng và Phốc Sóc lai tạo chính là khuôn mặt. Những em chó phốc sóc Pomeranian thuần chủng “chính hiệu” theo tiêu chuẩn phải sở hữu một đôi mắt to tròn, long lanh, đôi tai thẳng đứng, má hẹp, mõm dài. Tóm lại trông cái mặt của chúng khá giống một con cáo nên từ đó các sen mới đặt thêm cái tên khác là chó phóc sóc mặt cáo (Fox Pomeranian)
Những em chó phốc sóc mini cũng chưa chắc thuần
Đặc điểm tiếp theo các con sen cần quan tâm chính là kích thước của chúng. Từ sau khi nữ hoàng Victoria lai tạo để thay đổi kích thước của chúng thì cho tới nay, các hiệp hội chó trên thế giới cũng đã đưa ra tiêu chuẩn chung cho chúng như sau
Chiều cao: 15 – 20 cm
Cân nặng: 2 – 4 kg
Ngoài ra có một dòng khác gọi là chó phốc sóc mini hay chó phốc teacup là những sản phẩm lai tạo có phần hơi vô nhân đạo của con người khi cố gắng ép chúng sinh sớm nhằm tạo ra những em Pom có kích thước siêu nhỏ. Những em chó phốc sóc mini chỉ cao chừng chưa tới 15 cm và nặng không quá 2kg. Tuy khá đáng yêu nhưng những em như này rất dễ gặp nguy hiểm bởi vì kích thước nhỏ bé của chúng.
Quan trọng vẫn là giấy tờ
Thực sự những đặc điểm trên cũng rất khó để một người chưa hiểu nhiều về chó có thể dựa vào mà xem ngay được nên điều bạn cần quan tâm nếu muốn mua một em chó phốc sóc thuần chủng chính là xem người bán có cung cấp những loại giấy tờ chứng nhận nguồn gốc hay không.
Đặc điểm tính cách của chó Phốc Sóc
Giống chó thông minh và năng động
Trái ngược với vẻ ngoài nhỏ bé, Phốc Sóc là loài cảnh khuyển cực kỳ thông minh. Chúng ham học hỏi nên việc huấn luyện diễn ra khá dễ dàng. Nhờ sự thông minh lanh lợi đi kèm với ngoại hình xinh đẹp, đáng yêu nên Pom thường là ứng cử viên hàng đầu để tham gia biểu diễn xiếc tại các nước Châu Âu.
Ngoài ra, Phốc Sóc còn rất trung thành và khá liều lĩnh. Chúng luôn sẵn sàng lao vào tấn công những chú chó lớn hơn nếu bị đe dọa. Và Pom cũng sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ chủ nhân trước những nguy hiểm trước mắt.
Chó Phốc Sóc cực kỳ tinh nghịch và năng động. Nếu không được huấn luyện đàng hoàng, chúng thường có xu hướng cắn phá đồ đạc trong nhà. Với kinh nghiệm nhiều năm về chăm sóc và mua bán giống cảnh khuyển năng động này, pet47.net khuyên bạn nên dẫn chúng ra ngoài mỗi ngày, cho chúng được chạy nhảy, nô đùa để giải tỏa hết nguồn năng lượng dồi dào.
Giống chó thân thiện và tình cảm
Chó Phốc Sóc cực kỳ quấn quýt với chủ nhân. Chúng sống tình cảm, thân thiện và hòa đồng với các vật nuôi khác trong gia đình.
Giống thú cảnh này đặc biệt thích được ôm ấp, vuốt ve. Tuy nhiên, bạn không nên cưng nựng hay nuông chiều quá đà. Bạn cần phải dạy dỗ bé cún này một cách nghiêm khắc để tránh trường hợp chúng không nghe lời và quay ra chống lại bạn.
Phốc Sóc khá yêu quý trẻ em. Tuy nhiên, những anh bạn này không phải giống chó có thể chơi cùng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chúng có thể quay ra tấn công nếu những đứa trẻ vô ý chọc ghẹo chúng. Tốt nhất, bạn chỉ nên để cún Pomeranian chơi với những đứa trẻ trên 5 tuổi.
Ngoài ra, Pomeranian là một người bạn tốt với người cao tuổi. Chúng luôn biểu lộ sự trìu mến với người mà chúng thương yêu. Các bé luôn khiến chủ của mình cảm thấy vui vẻ do tính cách tinh nghịch, năng động, đôi chân ngắn thoăn thoắt chạy nhảy không ngừng.
Giống chó có khả năng trông nhà cực tốt
Tuy có ngoại hình nhỏ bé nhưng Pomeranian luôn được xếp vào Top những giống chó có khả năng trông nhà xuất sắc. Pom thân thiện với người thân nhưng cực kỳ cảnh giác với người lạ. Tiếng sủa của chúng vang rền, có khả năng dằn mặt bất cứ người nào lại gần khu vực chúng canh giữ. Pom sẽ không bao giờ ngừng sủa nếu không có sự nhắc nhở của chủ.
Bạn có thể khó chịu với tiếng sủa của Phốc Sóc do chúng luôn nhạy cảm và cảnh giác với nhiều tiếng động lạ ở xung quanh. Bạn nên huấn luyện và dạy chúng biết lúc nào cần sủa và lúc nào không, chủ quát ngừng là phải ngừng sủa.
Môi trường sống của giống chó Phốc Sóc
Phốc Sóc có thể sống khoảng 15-16 năm nếu được nuôi dưỡng trong một môi trường tốt cùng chế độ ăn uống hợp lý. Vậy môi trường sống phù hợp dành cho cách bé cún này sẽ như nào?
Môi trường tốt nhất cho Phốc Sóc sinh sống và phát triển là những nơi có sân vườn + khí hậu mát mẻ. Bé cún Phốc Sóc có thể chịu lạnh rất tốt nhưng với nắng nóng thì không.
Bạn nên giữ bé cún trong nhà hoặc cho chơi ở những nơi mát mẻ khi trời quá nắng nóng. Nhiệt độ môi trường xung quanh tốt nhất không nên quá 30 độ C.
Chó Phốc Sóc có dễ nuôi không?
Cách chăm sóc chó Phốc Sóc như thế nào cũng là một trong những vấn đề mà khá nhiều sen đặc biệt quan tâm bởi loại thú cưng này ưa môi trường mát mẻ, đồng thời cơ thể cũng rất nhạy cảm với khí hậu của Việt Nam. Nếu chúng ta không chăm sóc Pomeranian với chế độ đặc biệt thì chúng rất khó thích nghi.
Chó phốc sóc ăn gì?
Khi nuôi các chú chó Pom, chắc chắn bạn sẽ thấy những chú chó này cực kỳ kén ăn. Do đó trong thực đơn mỗi ngày của thú cưng nhà mình bạn nên thay đổi các món ăn thường xuyên nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ thịt, rau, củ, quả, trứng cũng như các loại sữa.
Cách chăm sóc chó Phốc Sóc hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng
Phốc Sóc nổi tiếng là giống chó kén ăn. Chúng ăn không nhiều nên bạn phải chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn hàng ngày.
Protein: Thịt là nguồn cung cấp Protein tốt nhất cho Phốc Sóc: Thịt lợn nạc, thịt gà, thịt vịt,… Bạn nên nhớ Protein chính là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, bắt buộc bạn phải cung cấp cho cún cưng mỗi ngày.
Chất béo: Chất béo có vai trò cung cấp năng lượng để giúp Pom hoạt động, chạy nhảy mỗi ngày. Thông thường, trong các loại thịt cũng đã chứa một lượng chất béo vừa đủ. Bạn không cần cho chúng ăn thêm mỡ hay bơ để tránh tình trạng béo phì.
Chất xơ: Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Tuy Phốc Sóc cực kỳ ghét ăn rau nhưng bạn cũng nên bắt chúng ăn. Chất xơ cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Loại củ quả tốt nhất là carot và bí đỏ. Bạn có thể xay nhuyễn ra rồi trộn vào thịt. Các loại rau thì bạn nên cho cún cưng ăn nhiều rau cải xanh, rau mầm, rau xà lách,…
Vitamin và khoáng chất: Các loại hải sản như: Tôm, cá biển, cua, ngao, ốc,… chứa rất nhiều khoáng chất Natri, Magie, Kẽm, các loại vitamin E và B. Bạn có thể cho chúng ăn một tuần 2-3 bữa. Không nên cho cún ăn quá nhiều vì hải sản dễ khiến Phốc Sóc bị đi ngoài.
Ngoài ra, nếu không có thời gian để chế biến, bạn có thể cho Phốc Sóc ăn thức ăn sẵn dạng viên khô. Tuy nhiên, đó chỉ là phương án dự phòng, thức ăn tươi vẫn là tốt nhất.
Chăm sóc bộ lông
Bộ lông chính là thước đo cho vẻ đẹp của các bé cún Phốc Sóc. Với bộ lông dài, bông xù của cún cưng đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian để quan tâm và chăm sóc. Bạn phải chải lông và gỡ rối cho chúng mỗi ngày.
Trong quá trình chăm sóc bộ lông, bạn nên sử dụng các loại sữa tắm để giúp bộ lông của Phốc Sóc luôn óng ả và mượt mà. Lông của Phốc Sóc rất nhanh dài, bạn nên thể cắt tỉa lông cho cún 2-3 tháng/lần. Lông của chúng cũng dễ bị bám bụi bẩn nên bạn cần tắm rửa 1-2 lần / tháng để loại bỏ các vi khuẩn tích tụ trên lông của cún. Sau khi tắm xong thì bạn cần phải sấy khô lông. Để lông ẩm ướt thì cún sẽ có mùi hôi và phát sinh các loại nấm trên da.
Nếu có điều kiện, bạn có thể đưa bé cún của mình đến các Spa chăm sóc thú cưng. Tại đây, họ sẽ tắm gội và cắt tỉa lông cho cún, tạo cho chúng một diện mạo hoàn hảo hơn. Giá thành tại các Spa này cũng không quá đắt, chỉ từ 100-200 nghìn cho một lần.
Huấn luyện chó Phốc Sóc
Giống chó Phốc Sóc có ngoại hình nhỏ nhắn, dễ thương nhưng tính cách lại khá bướng bỉnh và khó bảo. Đối với những anh bạn này, chủ nhân nên huấn luyện và đào tạo ngay từ khi còn nhỏ.
Bạn nên dạy chúng biết đi vệ sinh đúng chỗ, biết vâng lời, biết chạy lại mỗi khi chủ gọi,… Điều đó giúp bạn giảm công chăm sóc và dễ dàng hơn trong việc quản lý khi bé cún khi lớn.
Pom không đòi hỏi phải tập luyện quá nhiều như các giống chó cảnh khác. Bạn chỉ cần cho chúng ra ngoài chơi đùa và chạy nhảy khoảng 25-30 phút mỗi ngày là đủ. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các bài tập nhẹ như:
Đi dạo cùng chủ khoảng 3-4km mỗi ngày: Bài tập này giúp thân hình của Phốc Sóc được săn chắc.
Nhảy cao: Bạn có thể lấy thức ăn để kích thích Phốc Sóc nhảy. Bài tập này giúp cơ bắp 2 chân sau của Phốc Sóc phát triển.
Đánh hơi tìm đồ vật: Bạn có thể huấn luyện Phốc Sóc bài tập này để phát triển trí tư duy cho cún cưng.
Bạn phải thật sự nghiêm khắc trong việc huấn luyện. Phải dạy cho Pom biết ai là chủ và cần tuân theo mệnh lệnh của ai. Nếu chúng làm sai, bạn nên kiên nhẫn dạy lại từ đầu. Khi cún cưng làm đúng, bạn nên có phần thưởng để kích thích chúng làm tốt hơn vào lần sau.
Các bệnh chó Phốc Sóc hay gặp phải. Nguyên nhân và cách phòng tránh
Bệnh béo phì
Nguyên nhân: Nguyên nhân của bệnh này có thể là do Phốc Sóc ăn quá nhiều chất béo nhưng lại ít vận động. Chúng không giải phóng được năng lượng thừa nên gây tích tụ mỡ dẫn tới béo phì.
Cách phòng tránh: Tốt hơn hết là không cho Phốc Sóc ăn quá nhiều chất béo. Lượng chất béo chỉ nên vừa đủ, thông thường đã có sẵn trong các loại thịt nên bạn không cần cung cấp gì thêm. Ngoài ra, bạn cũng nên cho cún cưng vận động thường xuyên, tránh việc chỉ nằm ì một chỗ. Bệnh béo phì không quá nguy hiểm nhưng cũng không hề tốt cho sức khỏe của cún.
Bệnh về xương khớp
Nguyên nhân: Bệnh này Phốc Sóc rất hay mắc phải. Nguyên nhân có thể do bị tật bẩm sinh hoặc thiếu canxi trầm trọng dẫn đến xương không phát triển như bình thường. Ngoài ra, chó cưng có thân hình nhỏ nên rất dễ gặp những chấn thương khi nô đùa.
Cách phòng tránh: Để phòng tránh các bệnh liên quan đến xương khớp, bạn cần cung cấp đầy đủ canxi cho cún thông qua bữa ăn hàng ngày. Nhất là lúc chúng bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất (tầm trên 6 tháng tuổi). Đồng thời, không nên cho bé cún ăn thực phẩm có chứa quá nhiều axit béo. Do chất này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loãng xương và thoái hóa ở Phốc Sóc.
Bệnh về tim mạch
Nguyên nhân: Phốc Sóc có hệ thống tim mạch đập nhanh và dồn dập. Khi chúng vận động quá đà sẽ khiến tim làm việc cật lực. Lâu dần, sẽ dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch như: Suy tim, hệ tuần hoàn máu kém,…
Cách phòng tránh: Bạn nên theo dõi cún cưng của mình mỗi khi cho chúng ra ngoài. Nếu có biểu hiện tăng động thì nên kìm hãm chúng lại, tránh để cún chạy nhảy quá lao lực. Bạn chỉ nên cho Phốc Sóc tập các bài tập nhẹ để rèn luyện sức khỏe như: Đi bộ, bắt bóng,… Ngoài ra, khẩu phần ăn hàng ngày cũng nên hạn chế dầu mỡ để giảm lượng cholesterol trong máu, giúp bảo vệ hệ thống tim mạch khỏe mạnh.
Các bệnh khác ít gặp hơn ở chó Phốc Sóc
Bệnh dị ứng: Một số ít các bé hay gặp các bệnh liên quan về da, trong đó có dị ứng. Nguyên nhân bệnh này có thể do Pom bị dị ứng với thời tiết, dị ứng với thức ăn. Nếu chúng có biểu hiện ngứa ngáy thì nên đưa tới bác sĩ để kiểm tra.
Bệnh động kinh: Bệnh này là do di truyền. Pom khi mắc bệnh động kinh hay có những cơn co giật không thể đoán trước.
Bệnh về mắt: Các bệnh liên quan đến mắt như: Đục thủy tinh thể, khô mắt, giãn giác mạc, rách ống mắt,… Bệnh này nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa ở các bé.
Bệnh răng miệng: Phốc Sóc không có hàm răng chắc khỏe như các giống chó cảnh khác. Nếu có thời gian, bạn có thể vệ sinh răng miệng cho chúng hàng ngày để phòng tránh các bệnh về răng miệng.
Bệnh hô hấp: Những bé cún Phốc Sóc hay mắc các bệnh liên quan đến hô hấp như: Viêm phế quản hoặc viêm phổi. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ mắt + mũi + tai, đồng thời giữ cho nhiệt độ môi trường xung quanh chúng ổn định. Đó là cách tốt nhất để cún cưng phòng tránh bệnh này, nhất là đối với các bé nhỏ tuổi.
Trên thị trường Việt Nam, Phốc Sóc có giá cao hơn so với các giống chó cảnh khác. Giá chúng có nhiều loại khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nguồn gốc xuất xứ, độ tuổi, gia phả, giới tính,…
Nếu muốn sở hữu một bé Phốc Sóc thuần chủng, mức giá sẽ không dưới 10 triệu đồng.
Xem thêm bài viết: Chó poodle giá bao nhiêu
Discussion about this post