pet47.net
  • Trang chủ
  • Kiến thức về chim
  • Kiến thức về chó
  • Kiến thức về mèo
  • Kiến thức về cá
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức về chim
  • Kiến thức về chó
  • Kiến thức về mèo
  • Kiến thức về cá
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
pet47.net
No Result
View All Result
Home Kiến thức về chim

Chăm sóc chim chào mào đúng cách để chim siêng hót

Th4 9, 2021
0

Chim chào mào là loại chim hót rất hay và cũng là loài chim đẹp nhưng nếu chúng ta chăm sóc không đúng cách thì chim chào mào sẽ ít hót hơn những chú được chăm sóc đúng cách, đúng bài bản. Lúc này đó là món quà mà ai chơi chim cũng thầm mơ ước. Để chim chào mào siêng hót mời bạn theo dõi bài viết sau.

Chim bổi mới bắt về:

Mất 3 tháng để “trấn an”, tập cho Chào mào ăn cám, bước đầu làm quen với “kiếp tù chung thân”. Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng Chào mào đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi. Bạn sẻ thây được niềm vui khi nghe chim Chào mào hót những tiếng đầu tiên.

Sau 3 tháng quân trường:

Chào mào bổi phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ… Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng – việc này hơi khó thực hiện – con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là “mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn” dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3 – 5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi. Có thể khi có bạn đứng gần Chào mào hót nhưng chưa nhiều.

Sau quá trình trên:

Thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2 – 3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé – khi nào cho chim tắm xong khoảng 3 – 5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không “thi triển”.

Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi – là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng chim cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10 – 15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần.

Cứ tập dượt như vậy khoảng 2 – 3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim.

Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2 – 3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ nghe Chào mào hót thôi.

petlove

petlove

Chào các bạn! Mình là petlove, mình là một người rất thích tìm hiểu về các loại động vật chim, cá, bò sát... Chính vì vậy Blog pet47.net ra đời nhằm mục đích chia sẻ lại những kinh nghiệm và thông tin thú vị về các loài động vật thú vị. Rất mong được các bạn ủng hộ

Discussion about this post

Bài viết được xem nhiều

  • Vẹt xám châu phi giá bao nhiêu? mua ở đâu?

    Vẹt xám châu phi giá bao nhiêu? mua ở đâu?

    215 shares
    Share 86 Tweet 54
  • Loài vẹt macaw được nuôi nhiều? giá bao nhiêu? mua ở đâu?

    119 shares
    Share 48 Tweet 30
  • chào mào bị rụng lông đuôi, nguyên nhân và cách điều trị

    103 shares
    Share 41 Tweet 26
  • Chim Chào mào thay lông trong bao lâu? cách chăm sóc chim thay lông tốt nhất

    81 shares
    Share 32 Tweet 20
  • Những shop thú cưng đẹp và uy tín nhất ở quận 8

    75 shares
    Share 30 Tweet 19
  • Vẹt rosella ăn gì? cách chăm sóc ra sao?

    51 shares
    Share 20 Tweet 13

Về chúng tôi

Địa chỉ: 56 Đường Số 147, Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 700000

Email: pet47.net@gmail.com

Phone: 0326-705-734

Danh mục

Chưa được phân loại Hướng dẫn Kinh nghiệm Kiến thức về chim Kiến thức về chó Kiến thức về cá Kiến thức về mèo Mẹo Top

Bài viết mới

Vẹt anh vũ, giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Vẹt anh vũ, giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Th10 18, 2022
Vẹt Ringneck Ấn Độ giá bao nhiêu? cách nuôi ra sao? có nói được không?

Vẹt Ringneck Ấn Độ giá bao nhiêu? cách nuôi ra sao? có nói được không?

Th10 4, 2022

© 2022 pet47.net

No Result
View All Result
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022 pet47.net

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In